Thoát vị đĩa đệm là gì? Tại sao cần điều trị sớm?
Thoát vị đĩa đệm gây ra những cơn đau nhức cột sống, tê bì chân tay dai dẳng, không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy bệnh lý này là gì, dấu hiệu nhận biết ra sao và làm thế nào để điều trị? Hãy cùng MSC Clinic tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì? – Là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra ngoài, chèn ép vào rễ thần kinh hoặc tủy sống
1. Bệnh thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?
Đĩa đệm là cấu trúc sụn nằm giữa các đốt sống, bao gồm 2 phần là mâm sụn (bao xơ) nằm bên ngoài và nhân nhầy dạng keo ở bên trong, đóng vai trò hấp thụ và phân tán áp lực giữa các đốt sống, giúp bảo vệ cột sống và hỗ trợ cơ thể vận động linh hoạt.
Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy bên trong đĩa đệm cột sống trượt ra khỏi vị trí bình thường và chèn ép lên tủy sống hoặc rễ thần kinh, gây đau nhức và hạn chế vận động của người bệnh.
2. Các kiểu và giai đoạn thoát vị đĩa đệm
2.1. Phân loại thoát vị đĩa đệm
Vùng cổ và thắt lưng là 2 vị trí dễ xảy ra thoát vị đĩa đệm
Cách phân loại bệnh lý thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất là dựa trên vị trí đĩa đệm bị lệch, được chia thành:
- Thoát vị đĩa đệm cổ (đốt sống C1 đến C7)
- Thoát vị đĩa đệm cổ ngực (đốt sống C7-T1)
- Thoát vị đĩa đệm ngực (đốt sống T1 đến T12)
- Thoát vị đĩa đệm lưng ngực (đốt sống T12-L1)
- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (đốt sống L1 đến L5)
Trong đó phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ do các vị trí này chịu ảnh hưởng lớn nhất từ vận động, sinh hoạt hàng ngày.
Ngoài ra còn có các cách phân loại khác theo nhiều yếu tố như:
– Dựa trên mức độ chèn ép tủy sống và thần kinh
- Thoát vị đĩa đệm trung tâm
- Thoát vị cạnh trung tâm
- Thoát vị chèn ép rễ thần kinh phải hoặc trái.
– Dựa trên hướng thoát vị
- Thoát vị ra sau
- Thoát vị ra trước
– Dựa trên mức độ liên quan đến dây chằng sau
- Thoát vị đĩa đệm dưới dây chằng dọc sau
- Thoát vị đĩa đệm qua dây chằng dọc sau
- Thoát vị đĩa đệm di trú
2.2. Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm được chia làm 4 giai đoạn chính:
4 giai đoạn thoát vị đĩa đệm
- Giai đoạn 1 – Phình/lồi đĩa đệm: Nhân nhầy bắt đầu biến dạng nhưng lớp vỏ bao bên ngoài chưa bị rách.
- Giai đoạn 2 – Sa đĩa đệm: Vỏ bao xơ đã bị rách một phần, nhân nhầy vẫn nằm trong bao xơ nhưng hình thành khối phồng khu trú.
- Giai đoạn 3 – Thoát vị đĩa đệm: Vòng bao xơ rách hoàn toàn, nhân nhầy trượt ra ngoài đĩa đệm và chèn ép lên tủy sống, dây thần kinh.
- Giai đoạn 4 – Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời: Nhân nhầy đã thoát ra ngoài và hoàn toàn tách khỏi đĩa đệm, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
4. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm
Tùy theo vị trí thoát vị, phổ biến nhất là đĩa đệm cột sống cổ và cột sống thắt lưng, người bệnh sẽ có những biểu hiện sau:
4.1. Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
- Đau, cứng, nhức mỏi vùng cổ, vai, gáy và lan sang 2 bả vai
- Tê bì dọc cánh tay, cổ tay, bàn tay, ngón tay
- Giảm cảm giác, giảm lực cơ tay, khó cầm nắm đồ vật
- Cơn đau xảy ra liên tục hoặc ngắt quãng, đau tăng lên khi nghiêng, xoay, cúi, ngửa cổ hoặc hắt hơi, ho
- Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị đau đầu, chóng mặt
4.2. Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
»» Có thể bạn tìm kiếm: Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có nguy hiểm không? Cách điều trị
Đau dữ dội, hạn chế vận động, tê bì chi là triệu chứng người bệnh thường gặp
- Đau thắt lưng đột ngột, dữ dội hoặc đau âm ỉ từng cơn
- Đau dọc vùng mông, mặt trước và mặt sau đùi
- Đau tăng khi ngồi, nằm nghiêng, ho, hắt hơi hoặc vận động mạnh và ngừng lại khi nghỉ ngơi
- Hạn chế cử động, mất khả năng ưỡn lưng hoặc cúi xuống thấp
- Tê bì phần mu bàn chân, ngón chân cái khó gấp duỗi
5. Tại sao thoát vị đĩa đệm?
Các nguyên nhân điển hình gây ra thoát vị đĩa đệm bao gồm:
- Chấn thương cột sống do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, té ngã trong sinh hoạt, chấn thương thể thao… làm thay đổi cấu trúc và vị trí đĩa đệm.
- Sai tư thế như ngồi lâu, cúi gập cổ, lưng hoặc cúi người nâng vật nặng gây áp lực lên đĩa đệm và dẫn tới thoái hóa.
- Quá trình lão hóa khiến vòng bao xơ bị bào mòn, nhân nhầy mất tính đàn hồi, các đốt sống bị biến đổi cấu trúc khiến tổn thương dễ xảy ra.
- Bệnh lý xương khớp như cong vẹo cột sống, gai đôi hoặc thoái hóa cột sống làm tăng khả năng đĩa đệm bị thoát vị.
- Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong một số trường hợp thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm nguyên nhân do bê vật nặng sai tư thế, gây áp lực lên thắt lưng
Ngoài ra còn có các yếu tố làm tăng nguy cơ tổn thương đĩa đệm như:
- Cân nặng: Thừa cân gia tăng áp lực lên cột sống, khiến cột sống yếu dần, đĩa đệm giảm chất lượng và nhân nhầy dễ dàng thoát ra ngoài.
- Đi giày cao gót: Có thể gây biến dạng cơ bắp chân và dây chằng, ảnh hưởng đến cột sống.
- Hút thuốc lá: Làm giảm lượng oxy cung cấp cho đĩa đệm, thúc đẩy thoái hóa diễn ra nhanh hơn.
- Mang thai hoặc sau sinh: Thai nhi chèn ép dây thần kinh thắt lưng, tăng cân trong thai kỳ và tư thế chăm con không đúng dễ dàng dẫn tới tổn thương đĩa đệm.
6. Biến chứng thoát vị đĩa đệm
Tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống gây chèn ép lên các rễ thần kinh nối liền với các cơ quan khác, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới hàng loạt tai biến nguy hiểm như:
Người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể bị liệt nếu không được điều trị kịp thời
- Rối loạn đại tiểu tiện gây ra bí tiểu hoặc tiểu tiện, đại tiện không tự chủ.
- Tổn thương hệ thần kinh khiến các cơn đau xuất hiện ngày càng thường xuyên, không chỉ ở vùng cổ, thắt lưng mà lan ra tay, chân và tăng lên khi vận động mạnh.
- Rối loạn cảm giác khiến những vùng da ở vị trí tương ứng với rễ thần kinh bị chèn ép thường có cảm giác nóng lạnh bất thường hoặc mất hoàn toàn cảm giác đau.
- Hội chứng khập khiễng cách hồi làm cho người bệnh không thể di chuyển liên tục, buộc phải nghỉ ngơi chỉ sau vài bước đi.
- Teo cơ do đĩa đệm chèn ép ngăn máu lưu thông đến các cơ, khiến các chi bị thiết hụt dinh dưỡng và hạn chế khả năng vận động của người bệnh.
- Liệt, tàn phế là bién chứng nghiêm trọng nhất nếu chậm trễ điều trị.
7. Chẩn đoán và điều trị thoát vị đĩa đệm
7.1. Phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
»» Tìm hiểu thêm: Siêu âm cơ xương khớp: Đối tượng chỉ định và quy trình thực hiện
Chụp X-quang giúp xác định chính xác vị trí đĩa đệm bị tổn thương
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát bao gồm tiền sử tổn thương cơ xương khớp của bệnh nhân và gia đình, vị trí cơn đau, mức độ đau và các triệu chứng đi kèm cũng như thời gian xuất hiện triệu chứng. Bác sĩ cũng có thể thực hiện các bài kiểm tra thần kinh để xác định khả năng phản xạ, di chuyển, cảm giác, sức mạnh cơ bắp.
Sau đó bệnh nhân sẽ được khám cận lâm sàng bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh tùy theo chỉ định của bác sĩ như chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT) kết hợp chụp bao rễ cản quang… nhằm xác định vị trí và mức độ thoát vị chính xác nhất.
7.2. Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm
7.2.1. Điều trị bảo tồn
– Dùng thuốc
- Thuốc chống viêm, giảm đau không kê đơn
- Thuốc giảm đau thần kinh
- Thuốc giãn cơ
- Thuốc cortisone tiêm trực tiếp vào vùng thoát vị
- Thuốc steroid tiêm vào khoang ngoài màng cứng quanh tủy sống
Các loại thuốc trên có tác dụng ức chế quá trình viêm, giảm phù nề quanh rễ thần kinh, từ đó giảm đau và cải thiện khả năng vận động. Cần lưu ý chỉ uống hoặc tiêm thuốc theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ.
– Vật lý trị liệu
Thoát vị đĩa đệm điều trị giảm đau hiệu quả bằng vật lý trị liệu
Bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp sẽ xây dựng phác đồ vật lý trị liệu cá nhân hóa cho từng người bệnh với một hoặc kết hợp nhiều phương pháp dưới đây:
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh giúp giảm đau hiệu quả.
- Nẹp cổ hoặc thắt lưng nhằm cố định vị trí cột sống bị tổn thương.
- Xoa bóp tác động lên các huyệt đạo, cơ bắp và mô mềm xung quanh đĩa đệm, qua đó giảm căng cứng, đau nhức, tăng tuần hoàn máu và cải thiện tính linh hoạt của xương khớp.
- Sóng siêu âm giúp giảm đau, giảm viêm, tăng tuần hoàn máu và thúc đẩy quá trình lành vết thương.
- Điện xung giảm teo cơ, giảm đau, giảm co thắt cơ, chống viêm.
- Các bài tập vật ký trị liệu giúp thư giãn cột sống, giảm áp lực lên dây thần kinh và tăng sức mạnh cơ bắp.
– Châm cứu: Các kim châm làm nhiệm vụ kích thích huyệt đạo, hỗ trợ giảm đau, thư giãn và cải thiện tuần hoàn máu. Cần có bác sĩ châm cứu giàu kinh nghiệm thực hiện để đảm bảo an toàn.
– Nắn chỉnh cột sống Chiropractic: Chuyên gia sẽ sử dụng lực tay để nắn chỉnh đốt sống bị lệch về lại vị trí ban đầu, giải phóng đĩa đệm và rễ thần kinh bị chèn ép, khôi phục chức năng của hệ thần kinh cột sống và giảm đau nhanh chóng.
– Liệu pháp y học tái tạo: Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) vào vị trí đĩa đệm tổn thương giúp kích thích tái tạo tế bào mô, giảm viêm và cải thiện vi tuần hoàn.
7.2.2. Điều trị phẫu thuật
»» Chuyên gia giải đáp: Thoát vị đĩa đệm nhẹ có điều trị khỏi được không?
Can thiệp phẫu thuật áp dụng cho những trường hợp thoát vị nghiêm trọng
Các giải pháp xâm lấn chỉ được thực hiện trong trường hợp điều trị bảo tồn thất bại, khi tình trạng thoát vị gây chèn ép thần kinh cấp tính hoặc gây rách bao xơ, thoát vị di trú. Các chỉ định phẫu thuật thường được áp dụng gồm có:
- Phẫu thuật mổ hở: Bác sĩ thực hiện một đường rạch lớn ở lưng hoặc cổ để tiếp cận trực tiếp cột sống, loại bỏ phần nhân nhầy gây chèn ép. Phương pháp này hiệu quả cho các ca thoát vị nặng.
- Phẫu thuật nội soi: Sử dụng thiết bị nội soi để loại bỏ đĩa đệm thoát vị qua một vết mổ nhỏ. Phương pháp này an toàn, ít gây tổn thương mô xung quanh và giúp phục hồi nhanh hơn.
- Phẫu thuật laser: Thích hợp cho bệnh nhân có tổn thương đĩa đệm từ nhẹ đến trung bình. Tia laser được sử dụng để loại bỏ phần đĩa đệm thoát vị mà không cần tạo vết cắt lớn trên da, giúp giảm đau và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Phẫu thuật vi phẫu: Là kỹ thuật ít xâm lấn, bác sĩ dùng kính hiển vi phẫu thuật để loại bỏ đĩa đệm bị hư hại. Phương pháp này ít gây đau và giúp bệnh nhân hồi phục nhanh.
- Thay thế đĩa đệm nhân tạo: Đĩa đệm nhân tạo làm từ kim loại và nhựa được dùng cho bệnh nhân có vấn đề ở đĩa đệm vùng thắt lưng. Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp với người dị ứng với vật liệu của đĩa đệm, thoái hóa cột sống nặng hoặc xương yếu.
- Hợp nhất cột sống: Bác sĩ gắn vĩnh viễn hai hoặc nhiều đốt sống bằng cách sử dụng xương ghép từ cơ thể bệnh nhân hoặc người hiến tặng, cố định bằng vít, thanh kim loại hoặc nhựa.
8. Xử trí thoát vị đĩa đệm tại MSC Clinic
Phòng khám Đa khoa MSC là lựa chọn hàng đầu giúp giải quyết triệt để bệnh lý thoát vị đĩa đệm, ngăn ngừa tối đa biến chứng và hạn chế tái phát nhờ sự kết hợp giữa:
Thoát vị đĩa đệm và cách chữa – Tiêm PRP trong phòng tiêm vô trùng tại MSC Clinic
- Công nghệ y học tái tạo vượt trội: Các phương pháp huyết tương giàu tiểu cầu (PRP), huyết tương tăng trưởng nội sinh, liệu pháp M-MSC Therapy… ít xâm lấn, cho hiệu quả giảm viêm, đau nhanh chóng, kích thích sản sinh tế bào mô mới giúp làm lành tổn thương, gia cố đĩa đệm và tăng cường chất lượng cột sống. Phối hợp với phác đồ vật lý trị liệu sẽ giúp người bệnh khôi phục chức năng cột sống và tầm vận động.
- Hệ thống trang thiết bị tiên tiến: MSC Clinic sở hữu phòng tiêm vô trùng đạt tiêu chuẩn phòng phẫu thuật, đảm bảo an toàn khi thực hiện thủ thuật. Máy siêu âm, máy chụp Xquang, máy xung kích, xung điện… được nhập khẩu trực tiếp Nhật Bản, Đức, Anh, Mỹ, cho kết quả chẩn đoán chính xác và hỗ trợ điều trị hiệu quả.
- Đội ngũ chuyên gia 30 năm kinh nghiệm: BSCKII Trần Trọng Thắng (Giám đốc chuyên môn MSC Clinic, Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội), ThS.BS Nguyễn Trần Trung (Phó trưởng khoa Cơ xương khớp Bệnh viện E), BSCKI Nguyễn Đức Hiếu (chuyên gia nội cơ xương khớp, có nhiều năm công tác tại Bệnh viện Đại học Y, Bệnh viện Thanh Oai, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc) cùng đội ngũ cố vấn là các giáo sư, trưởng khoa, phó trưởng khoa tại các bệnh viện cơ xương khớp đầu ngành.
Một số trường hợp điều trị thoát vị đĩa đệm thành công tại MSC Clinic:
Bà Nguyễn Thị Loan cảm thấy lưng nhẹ bẫng, không còn cảm giác “gai đâm” sau khi tiêm PRP tại MSC Clinic
Chị Nguyễn Thị Thanh Nhàn chia sẻ quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm tại MSC Clinic rất nhẹ nhàng, nhanh chóng, luôn có bác sĩ và đội ngũ điều dưỡng hỗ trợ, động viên
Phòng khám Đa khoa MSC cũng là địa chỉ khám chữa bệnh cơ xương khớp được nhiều nghệ sĩ nổi tiếng tin chọn:
NSND Minh Hòa được loại bỏ thoái hóa cột sống cổ kéo dài 15 năm, giờ đây có thể toàn tâm toàn ý cho công việc mà không bị các cơn đau nhức cản trở
Diễn viên Anh Thơ bước đi nhẹ nhàng, lên xuống cầu thang nhanh nhẹn chỉ sau 2 buổi điều trị thoái hóa khớp
NSƯT Phú Thăng tạm biệt viêm quanh khớp vai nhờ phác đồ kết hợp tiêm nong khớp vai và tiêm huyết tương giàu tiểu cầu
9. Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm
Các động tác thể dục hỗ trợ thư giãn và cải thiện chức năng cột sống
- Duy trì ngồi và đứng thẳng lưng nhưng không ngồi quá lâu, cần đứng lên đi lại, vận động sau 1 khoảng thời gian. Khi cần bê vật nặng, không cúi người xuống sẽ gây áp lực lớn cho lưng, mà hãy ngồi xổm và nâng vật lên.
- Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện độ dẻo dai, linh hoạt của cột sống, tăng cường sức mạnh cơ bắp. Lưu ý khởi động kỹ trước khi tập và nghỉ ngơi hợp lý. Có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như đai lưng để giảm nguy cơ tổn thương cột sống.
- Kiểm soát cân nặng nhằm giảm áp lực lên đĩa đệm, đặc biệt ở cột sống thắt lưng.
- Bổ sung dinh dưỡng với các nhóm thực phẩm tốt cho xương khớp như canxi, vitamin D, omega 3…
- Hạn chế hút thuốc lá trực tiếp hoặc tránh tiếp xúc thụ động với khói thuốc.
- Thăm khám sức khỏe xương khớp định kỳ để phát hiện và điều trị tổn thương kịp thời.
10. Các câu hỏi thường gặp về thoát vị đĩa đệm
– Thoát vị đĩa đệm có tự khỏi được không?
Theo các chuyên gia cơ xương khớp, thoát vị đĩa đệm không thể tự khỏi mà bắt buộc phải điều trị y tế để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, khả năng phục hồi là rất cao.
– Đắp thuốc có chữa được thoát vị đĩa đệm không?
»» Người bệnh chú ý: Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà
Đắp thuốc chỉ giúp giảm đau tạm thời, không có tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm
Việc đắp thuốc (thuốc Nam, thuốc lá, cao dán…) không có khả năng chữa khỏi thoát vị đĩa đệm. Mặc dù một số loại thuốc đắp có thể giúp giảm đau tạm thời do chứa các thành phần giảm viêm hoặc làm nóng, nhưng chúng không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của thoát vị đĩa đệm là sự dịch chuyển của nhân nhầy đĩa đệm. Việc tự ý đắp thuốc không rõ nguồn gốc có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho da hoặc làm trì hoãn việc điều trị đúng cách.
– Thoát vị đĩa đệm có tái phát không?
Thoát vị đĩa đệm có khả năng tái phát. Các yếu tố làm tăng nguy cơ tái thoát vị bao gồm: thói quen sinh hoạt không lành mạnh (như nâng vật nặng sai tư thế, ngồi lâu, ít vận động), béo phì, hút thuốc lá và yếu tố di truyền.
– Các bài tập vận động nào an toàn cho người bị thoát vị đĩa đệm?
Các bài tập cho người bị thoát vị đĩa đệm thường tập trung vào việc tăng cường cơ bụng và cơ lưng (cơ cốt lõi), kéo giãn nhẹ nhàng và cải thiện tư thế. Tuy nhiên, luôn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào. Một số hình thức vận động được khuyến khích là đi bộ, bơi lội, các bài tập yoga có tác dụng kéo giãn cột sống nhẹ nhàng…
– Làm thế nào để biết tôi bị thoát vị đĩa đệm hay chỉ đau lưng thông thường?
Khi có dấu hiệu đau lưng nghi là thoát vị đĩa đệm, nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán chính xác
Để phân biệt thoát vị đĩa đệm với đau lưng thông thường, cần chú ý đến các đặc điểm của cơn đau và các triệu chứng kèm theo. Đau lưng thông thường tập trung ở vùng lưng, không có dấu hiệu lan tỏa và sẽ giảm khi nghỉ ngơi. Cơn đau do thoát vị đĩa đệm có thể lan xuống mông, đùi, bắp chân hoặc bàn chân; đau kéo dài không dứt dù đã nghỉ ngơi; đau tăng khi ho, hắt hơi, rặn; kèm theo triệu chứng tê bì, ngứa ran, yếu cơ. Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác, cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa.
Việc nhận biết sớm và can thiệp đúng lúc là chìa khóa để kiểm soát thoát vị đĩa đệm, giảm đau và phục hồi chức năng vận động cho người bệnh. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia y tế khi có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào.
Liên hệ với MSC Clinic để được thăm khám với chuyên gia cơ xương khớp giàu kinh nghiệm:
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA MSC
- Hotline: 0975 576 376
- Địa chỉ: TT20-21-22, 204 Nguyễn Tuân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
- Fanpage: https://www.facebook.com/mscclinicvn
- Website: https://mscclinic.vn/
> Nguồn tham khảo:
1. Herniated Disk (Slipped or Bulging Disk) (2024, Oct 22nd). Cleveland Clinic.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12768-herniated-disk
2. Herniated Disk in the Lower Back (January 2022). American Academy of Orthopaedic Surgeons.
https://orthoinfo.aaos.org/en/diseases–conditions/herniated-disk-in-the-lower-back/
3. Bulging disk vs. herniated disk: What’s the difference? (2024, Mar 12th). Mayo Clinic
source https://mscclinic.vn/thoat-vi-dia-dem/
Comments
Post a Comment