Tổng hợp một số cách chữa thoái hóa cột sống cổ hiệu quả – an toàn

Thoái hóa cột sống là tình trạng bệnh lý phổ biến, không chỉ ở người trung niên, người cao tuổi mà còn ở nhiều người trẻ tuổi. Tuy nhiên, không có phương pháp điều trị chung cho tất cả mọi người. Tùy vào mức độ tổn thương và mục tiêu phục hồi, mỗi người bệnh sẽ có cách chữa thoái hóa cột sống khác nhau. Có người chỉ cần điều chỉnh lối sống, tập luyện đúng cách là đủ, trong khi người khác có thể cần đến thuốc, vật lý trị liệu chuyên sâu, thậm chí là phẫu thuật.

 

Thoái hóa cột sống với sự hình thành gai xương là nguyên nhân phổ biến gây ra đau nhức và hạn chế vận động

 

1. Thoái hóa cột sống là tình trạng gì?

Thoái hóa cột sống là tình trạng suy giảm dần của xương và sụn ở cột sống do lão hóa. Bệnh thường xuất hiện nhiều nhất ở vùng cổ và thắt lưng, gây ra các triệu chứng như đau nhức, hạn chế vận động, nhiều trường hợp có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

2. Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống

Tuổi tác: Đây là nguyên nhân hàng đầu. Theo thời gian, các đĩa đệm giữa các đốt sống mất dần nước, trở nên mỏng và kém đàn hồi hơn. Các khớp đốt sống cũng có thể bị hao mòn sụn, dẫn đến tình trạng viêm và hình thành gai xương.

Chấn thương: Các chấn thương ở vùng lưng, dù là nhỏ nhất nhưng lặp đi lặp lại hoặc các chấn thương nghiêm trọng, có thể làm tổn thương đĩa đệm và các cấu trúc xung quanh, dẫn đến thoái hóa sớm.

Béo phì: Trọng lượng cơ thể dư thừa tạo áp lực liên tục lên cột sống, đặc biệt là cột sống thắt lưng, làm tăng nguy cơ và tốc độ thoái hóa.

Thói quen sinh hoạt và làm việc:

  • Tư thế sai: Ngồi khom lưng, đứng không thẳng, mang vác vật nặng không đúng cách tạo áp lực bất thường lên cột sống, đẩy nhanh quá trình thoái hóa.
  • Ít vận động: Cơ bắp yếu không đủ sức nâng đỡ cột sống, làm tăng gánh nặng lên các đốt sống và đĩa đệm.
  • Công việc nặng nhọc: Những công việc đòi hỏi phải cúi, vặn mình, hoặc nâng vật nặng thường xuyên sẽ gây áp lực lớn lên cột sống.

 

»» Đọc thêm: Cảnh báo thoái hóa cột sống ở người trẻ tuổi

 

Duy trì tư thế ngồi không đúng trong thời gian dài khiến đĩa đệm bị chèn ép không đều, gây tổn thương cột sống

 

Việc lựa chọn đúng cách chữa thoái hóa cột sống, từ điều chỉnh lối sống, kiểm soát cân nặng, tăng cường vận động cho đến can thiệp y tế chuyên sâu là yếu tố then chốt giúp làm chậm tiến trình thoái hóa, cải thiện triệu chứng và duy trì chất lượng cuộc sống.

3. Triệu chứng thường gặp của bệnh lý

  • Đau lưng: Thường ở thắt lưng hoặc cổ, có thể lan dọc cột sống ngực. Đau âm ỉ, kéo dài hoặc dữ dội, tăng khi vận động, đứng/ngồi lâu, hoặc thay đổi thời tiết. 
  • Đau lan xuống chân (thần kinh tọa): Từ thắt lưng xuống mông, đùi, cẳng chân, bàn chân, kèm tê bì, ngứa ran, yếu cơ.
  • Cứng khớp, khó vận động: Cột sống cứng, đặc biệt vào buổi sáng hoặc sau nghỉ ngơi, khó cúi, ngửa, xoay người.
  • Yếu cơ, tê bì chân tay: Thoái hóa cổ gây yếu, tê vai, cánh tay, bàn tay. Thoái hóa thắt lưng gây yếu, tê chân.
  • Triệu chứng khác: Đau đầu, chóng mặt (thoái hóa cột sống cổ); đau giữa hai bả vai; nghe tiếng lạo xạo khi cử động.

 

Nhiều trường hợp thoái hóa tiến triển nặng có thể dẫn đến biến dạng cột sống và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động hàng ngày

 

4. Quy trình chẩn đoán thoái hóa đốt sống

Để lựa chọn cách chữa trị thoái hóa cột sống phù hợp và hiệu quả, bước đầu tiên là chẩn đoán chính xác mức độ tổn thương.

Hỏi tiền sử bệnh: Thu thập thông tin về triệu chứng (vị trí, tính chất, thời điểm đau, yếu tố tăng giảm), tiền sử bệnh, thói quen sinh hoạt.

Khám lâm sàng: Quan sát tư thế, sờ nắn cột sống tìm điểm đau, đánh giá tầm vận động, kiểm tra thần kinh (cảm giác, phản xạ).

Chẩn đoán hình ảnh:

  • X-quang: Phát hiện hẹp khe khớp, gai xương, trượt đốt sống.
  • MRI: Đánh giá chi tiết đĩa đệm, dây chằng, tủy sống, thoát vị, hẹp ống sống.
  • CT scan: Đánh giá cấu trúc xương chi tiết khi cần. Thường dùng khi nghi có hẹp ống sống hoặc tổn thương xương phức tạp.

Xét nghiệm khác (khi cần): Xét nghiệm máu (loại trừ viêm nhiễm, bệnh tự miễn), điện cơ và đo tốc độ dẫn truyền thần kinh (đánh giá chức năng thần kinh cơ).

 

»» Xem thêm: Chụp X quang thoái hóa cột sống thắt lưng

 

Chụp X-quang thường được kết hợp với các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác để đưa ra đánh giá toàn diện về tình trạng cột sống

 

5. Tổng hợp một số cách chữa thoái hóa cột sống hiệu quả

5.1. Thay đổi lối sống, luyện tập đúng cách và dinh dưỡng hợp lý

Thay đổi lối sống là nền tảng quan trọng trong cách điều trị thoái hóa cột sống theo hướng bảo tồn. Việc chủ động thực hiện những điều chỉnh này không chỉ giúp giảm nhẹ các triệu chứng hiện tại mà còn có ý nghĩa lâu dài trong việc kiểm soát tiến triển của bệnh và ngăn ngừa tái phát.

Duy trì cân nặng hợp lý: Giảm gánh nặng trực tiếp lên cột sống và các khớp, đặc biệt là vùng thắt lưng.

Tập luyện thể dục đúng cách:

  • Yoga, Pilates: Cải thiện sự linh hoạt, tăng cường sức mạnh cơ lõi và giảm căng thẳng.
  • Bơi lội: Giảm áp lực lên cột sống, đồng thời tăng cường sức mạnh cơ bắp toàn thân.
  • Bài tập chữa thoái hóa cột sống: Tập trung vào việc tăng cường sức mạnh cơ vai, kéo giãn đốt sống lưng, cổ, giúp cải thiện sự linh hoạt và giảm áp lực lên cột sống. Nên tập nhẹ nhàng mỗi ngày 20-30 phút, tránh tập khi đau cấp tính. 

Tư thế sinh hoạt đúng: Áp dụng trong mọi hoạt động hàng ngày (đứng, ngồi, nằm, mang vác) giúp giảm áp lực bất thường lên đĩa đệm và các cấu trúc cột sống khác.

 

Một số tư thế Yoga đơn giản như đầu gối – ngực giúp giảm đau và căng cơ vùng lưng dưới, hỗ trợ cải thiện thoái hóa cột sống hiệu quả

 

Chế độ dinh dưỡng khoa học

  • Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, magie và collagen giúp nuôi dưỡng xương khớp khỏe mạnh.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây, cá béo và hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt, thức ăn nhiều dầu mỡ để giảm viêm trong cơ thể.
  • Uống đủ nước mỗi ngày giúp duy trì độ ẩm cho đĩa đệm và hỗ trợ trao đổi chất tốt hơn.

5.2. Dùng thuốc

  • Thuốc giảm đau (Paracetamol): Giảm đau mức độ từ nhẹ đến trung bình. Ít gây tác dụng phụ khi sử dụng đúng liều lượng.
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Tuy nhiên có thể gây tác dụng phụ đến hệ tiêu hóa, tim mạch, thận nếu dùng kéo dài.
  • Thuốc giãn cơ: Giảm co thắt cơ, giảm đau và cải thiện vận động. Tuy nhiên khi dùng thuốc này có thể gây mệt mỏi, buồn ngủ, cơ bắp bị suy nhược nếu lạm dụng.
  • Thuốc giảm đau thần kinh: Được sử dụng để điều trị các cơn đau có nguồn gốc từ tổn thương hoặc chèn ép dây thần kinh, thường gặp trong các trường hợp thoái hóa cột sống có hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm, hoặc viêm rễ thần kinh.

Người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị. Việc tự ý dùng thuốc hoặc kéo dài thời gian sử dụng có thể làm tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

5.3. Nắn chỉnh cột sống

Phương pháp này hướng đến việc phục hồi đường cong sinh lý của cột sống, giải phóng chèn ép thần kinh do lệch khớp, sai tư thế hoặc trượt nhẹ đốt sống. Ưu điểm là không dùng thuốc, thường cho hiệu quả nhanh với các trường hợp sai lệch cấu trúc. Tuy nhiên, cần được thực hiện bởi bác sĩ trị liệu thần kinh cột sống và chỉ áp dụng khi không có thoát vị lớn hay loãng xương, nếu nắn sai kỹ thuật có thể làm chấn thương nghiêm trọng hơn.

 

Nắn chỉnh cột sống đúng kỹ thuật giúp điều chỉnh đốt sống bị lệch về đúng vị trí, giảm chèn ép rễ thần kinh, giảm đau hiệu quả

 

5.4. Vật lý trị liệu

Phương pháp điều trị không dùng thuốc, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đau và làm chậm quá trình thoái hóa cột sống. Hướng tới việc cải thiện độ linh hoạt, tăng sức mạnh cơ quanh cột sống và giúp người bệnh duy trì vận động an toàn.

Các kỹ thuật thường áp dụng bao gồm:

  • Sóng xung kích: Giảm viêm, kích thích tái tạo mô tổn thương.
  • Điện xung giảm đau (TENS): Can thiệp thần kinh ngoại vi để cắt cơn đau.
  • Laser cường độ cao: Tăng tuần hoàn, hỗ trợ chữa lành mô thoái hóa.

Ưu điểm của vật lý trị liệu là an toàn, hiệu quả lâu dài và đặc biệt phù hợp với các giai đoạn sớm và trung bình của thoái hóa cột sống. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối ưu, người bệnh cần được đánh giá chức năng kỹ lưỡng và lên phác đồ cá nhân hóa bởi chuyên gia phục hồi chức năng.

5.5. Tiêm nội khớp

Kỹ thuật can thiệp tối thiểu, đưa thuốc trực tiếp vào các vị trí bị tổn thương của cột sống nhằm giảm đau và viêm. 

  • Tiêm corticoid: Ức chế viêm và giảm đau nhanh. Phương pháp này không tác động vào căn nguyên của bệnh thoái hóa và chỉ mang tính chất tạm thời. Việc lạm dụng tiêm corticoid có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn như nhiễm trùng, teo da, yếu xương.
  • Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): Sử dụng chính máu tự thân của người bệnh để kích thích tái tạo mô tổn thương, có khả năng giảm viêm, giảm đau và thúc đẩy quá trình phục hồi tự nhiên của đĩa đệm, dây chằng và mô quanh cột sống.
  • Tiêm acid hyaluronic (HA): Bổ sung chất bôi trơn tự nhiên cho khớp. HA giúp giảm ma sát giữa các khớp, cải thiện độ linh hoạt, đồng thời giảm đau hiệu quả. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với những trường hợp thoái hóa cột sống nhẹ đến trung bình, hoặc không đáp ứng tốt với thuốc giảm đau thông thường.

 

»» Chuyên gia giải đáp: Chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt mang lại hiệu quả đến đâu?

 

Đây là các kỹ thuật đòi hỏi tay nghề cao, cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa trong môi trường vô trùng để đảm bảo an toàn tối đa

 

5.6. Phẫu thuật

Giải pháp cuối cùng khi cần can thiệp chuyên sâu, chỉ cân nhắc khi điều trị bảo tồn thất bại hoặc thoái hóa cột sống có chèn ép thần kinh nghiêm trọng. Các phương pháp phẫu thuật phổ biến bao gồm thay thế đĩa đệm bị tổn thương bằng đĩa đệm nhân tạo, mở đốt sống, nối đốt sống, phẫu thuật cắt bỏ phần đĩa đệm hư hại…

Phẫu thuật là một can thiệp lớn, đi kèm với những rủi ro nhất định và đòi hỏi thời gian phục hồi dài. Do đó, quyết định phẫu thuật cần được đưa ra sau khi đã đánh giá kỹ lưỡng tình trạng bệnh, cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, dưới sự tư vấn chuyên sâu từ bác sĩ phẫu thuật cột sống.

6. Điều trị thoái hóa cột sống chuyên sâu – hiệu quả – toàn diện tại MSC Clinic

Tại Phòng khám Đa khoa MSC, cách chữa thoái hóa cột sống không chỉ dừng lại ở việc kiểm soát triệu chứng đau mà tập trung vào điều trị căn nguyên, phục hồi chức năng cột sống và ngăn ngừa tái phát.

6.1. Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm điều trị cơ xương khớp

Đội ngũ bác sĩ tại phòng khám là các chuyên gia đầu ngành cơ xương khớp, đã và đang công tác lâu năm tại các bệnh viện lớn tại Hà Nội. Bệnh nhân sẽ được xây dựng phác đồ riêng biệt, tùy theo mức độ tổn thương, vị trí đốt sống và nhu cầu vận động hàng ngày:

  • BSCKII Trần Trọng Thắng, 30 năm kinh nghiệm trong điều trị bệnh lý Cơ xương khớp – phục hồi chức năng, hiện là Giám đốc chuyên môn Phòng khám đa khoa MSC.
  • Ths. BS Nguyễn Trần Trung – Phó Trưởng Khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện E, Bác sĩ chuyên khoa Cơ Xương Khớp, Phòng khám Đa khoa MSC.
  • BSCKI Nguyễn Đức Hiếu, đã công tác 10 năm tại các bệnh viện đa khoa hệ thống lớn, chuyên ngành nội cơ xương khớp.
  • Và rất nhiều các cố vấn là các Giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, trưởng khoa, phó khoa của các bệnh viện trung ương tuyến đầu về cơ xương khớp. 

 

Mỗi bệnh nhân được bác sĩ trực tiếp thăm khám và theo dõi, hỗ trợ toàn bộ quá trình điều trị và phục hồi chức năng

 

6.2. Liệu pháp y học tái tạo kết hợp phục hồi chức năng cá nhân hóa

Đây chính là hướng đi mới cho những ai đang tìm kiếm một giải pháp không xâm lấn, an toàn và bền vững cho cột sống. 100% đội ngũ bác sĩ có chứng nhận tiêm nội khớp với tay nghề cao sẽ thăm khám, kiểm tra mức độ tổn thương cột sống, đưa ra phác đồ tiêm phù hợp, bao gồm loại thuốc sử dụng, số mũi tiêm và thời gian giữa các mũi tiêm:

  • Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): Sử dụng chính máu tự thân của người bệnh, chiết tách ra phần huyết tương chứa nồng độ tiểu cầu cao, giàu yếu tố tăng trưởng, có khả năng giảm viêm, đồng thời kích thích quá trình phục hồi và tái tạo mô tổn thương một cách tự nhiên. Với các cơn đau về thoái hóa cột sống, PRP giúp chấm dứt cơn đau đến 80-90% một cách nhanh chóng và hiệu quả lâu dài. Tại MSC Clinic, kỹ thuật PRP được thực hiện với quy trình khép kín, vô trùng tuyệt đối, đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh.
  • Liệu pháp M-MSC THERAPY: Có khả năng tác động toàn diện đến thoái hóa cột sống. Phương pháp này giúp chấm dứt tình trạng viêm, giảm đau nhanh chóng, đồng thời tái tạo các mô sụn tổn thương, phục hồi chức năng vận động. Ở những trường hợp nặng, liệu pháp này hỗ trợ cải thiện chất lượng mô sụn, làm chậm tiến triển bệnh, từng bước đưa cột sống trở về trạng thái khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được kết hợp phác đồ phục hồi chức năng tại MSC Clinic để tăng cường hiệu quả cho biện pháp tiêm nội khớp, cùng đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên chăm sóc 1:1, hướng dẫn tập luyện, giúp giảm đau và phục hồi tổn thương nhanh chóng.

Chị Võ Mai Thương – Giám đốc M.O.Y Art thường xuyên đau mỏi cổ vai gáy, việc này ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất công việc của chị. Mặc dù đã thử nhiều phương pháp như massage, bấm huyệt nhưng chỉ được một thời gian. Sau 3 lần điều trị PRP tại MSC Clinic, chị Thương đã phục hồi hoàn toàn.

 


Chị Thương vui mừng vì đã có thể khỏe mạnh quay lại với công việc

 

NSND Minh Hòa bị thoái hóa cột sống cổ hơn 15 năm. Tình trạng cột sống cổ của cô thường xuyên bị nhói, vai gáy lúc nào cũng cảm giác bị căng cơ, rất nhức và mỏi. Sau 3 buổi tiêm, cô chia cảm thấy triệu chứng cải thiện khá tốt. Khi quay cổ sang phải, sang trái hay ngửa lên cô thấy khá là nhẹ nhàng, vai cũng mềm mại hơn, không còn căng cứng. Cô chia sẻ: “Sau khi điều trị tại MSC Clinic, mình rất tự tin tham gia các hoạt động nghệ thuật, cũng như không ái ngại với công việc nhà nữa.”

 

»» Mời bạn xem thêm: Hành trình phục hồi xương khớp của khách hàng tại MSC Clinic

 

NSND Minh Hòa được BSCKII Trần Trọng Thắng thăm khám và tư vấn cách chữa thoái hóa cột sống

 

6.3. Cơ sở vật chất hiện đại – Dịch vụ y tế chuẩn 5 sao

Tại MSC Clinic, cơ sở vật chất được đầu tư đồng bộ, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp. Hệ thống trang thiết bị hiện đại được nhập khẩu trực tiếp từ các quốc gia dẫn đầu về công nghệ y khoa như Đức, Nhật Bản, Pháp, cho phép bác sĩ tiếp cận sâu vào mô tổn thương, đánh giá chính xác mức độ thoái hóa.

 

Phòng tiêm tại MSC Clinic được thiết kế theo tiêu chuẩn vô khuẩn nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mọi thủ thuật can thiệp

 

MSC Clinic còn chú trọng xây dựng mô hình chăm sóc y tế toàn diện theo tiêu chuẩn 5 sao. Mỗi người bệnh đều được theo dõi sát sao tiến trình phục hồi, chăm sóc tận tâm, được hỗ trợ bởi đội ngũ điều dưỡng, kỹ thuật viên và chuyên gia phục hồi chức năng giàu kinh nghiệm, luôn sẵn sàng lắng nghe và đồng hành trong suốt quá trình điều trị.

Mỗi bệnh nhân sẽ có cách chữa thoái hóa cột sống khác nhau tùy theo nguyên nhân, mức độ tổn thương và nhu cầu vận động. Đừng trì hoãn điều trị vì thoái hóa cột sống nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh lý có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn ở hệ thần kinh, gây đau mãn tính, giảm khả năng vận động và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. MSC Clinic cam kết đồng hành cùng bạn trong suốt hành trình điều trị thoái hóa cột sống chuyên sâu – hiệu quả – toàn diện. Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí và tiếp cận phác đồ điều trị cá nhân hóa.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA MSC

 

Nguồn tham khảo:

  1. Cervical Spondylosis and Spondylotic Cervical Myelopathy | ByMichael Rubin, MDCM, New York Presbyterian Hospital-Cornell Medical Center| https://www.msdmanuals.com/professional/neurologic-disorders/spinal-cord-disorders/cervical-spondylosis-and-spondylotic-cervical-myelopathy
  2. Spondylolysis: A review and reappraisal | https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC2843565/


source https://mscclinic.vn/cach-chua-thoai-hoa-cot-song-co-hieu-qua-an-toan/

Comments

Popular posts from this blog

Giới Thiệu MSC International Clinic

Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa hiệu quả