Xương khớp của bé kêu răng rắc có phải dấu hiệu đáng lo không?
Hiện tượng xương khớp của bé kêu răng rắc khi trẻ vận động là điều không hiếm gặp và thường khiến cha mẹ lo lắng. Vậy đây có phải là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về cơ – xương – khớp nghiêm trọng hay chỉ là biểu hiện sinh lý bình thường? Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.
Khi cha mẹ co duỗi chân trẻ sơ sinh rất hay có tiếng răng rắc
1. Xương kêu răng rắc là gì?
Tiếng “rắc rắc” phát ra từ khớp xương của bé khi trẻ di chuyển, đứng lên, ngồi xuống hoặc duỗi tay chân được gọi là tiếng kêu khớp. Một số trẻ có thể chỉ đơn giản nghe tiếng kêu mà không kèm bất kỳ triệu chứng khó chịu nào. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ kèm theo các biểu hiện như:
- Đau nhức khi vận động
- Hạn chế phạm vi cử động
- Sưng hoặc viêm nhẹ ở vùng khớp
2. Nguyên nhân khiến xương khớp của bé kêu răng rắc
Hiện tượng xương bé phát ra tiếng “răng rắc” khi vận động có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhìn chung, các nguyên nhân được chia thành hai nhóm chính:
2.1. Nhóm nguyên nhân sinh lý
- Tạo và vỡ bọt khí trong dịch khớp: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Khi trẻ cử động khớp (như bẻ ngón tay hay xoay cổ chân), áp suất trong dịch khớp thay đổi đột ngột, hình thành các bọt khí nhỏ. Khi các bọt khí này vỡ ra, chúng tạo thành tiếng kêu “răng rắc” hoặc “lắc rắc”.
- Gân và dây chằng trượt qua xương: Hệ thống gân và dây chằng ở trẻ nhỏ còn tương đối lỏng lẻo và có thể trượt qua các cấu trúc xương (như mỏm xương hoặc khớp) một cách nhanh chóng khi vận động, tạo ra âm thanh.
Tiếng kêu “răng rắc” do dây chằng trượt qua mỏm xương là hiện tượng sinh lý bình thường
- Hệ cơ xương khớp đang hoàn thiện: Trong quá trình tăng trưởng nhanh, hệ xương và cơ của trẻ không phải lúc nào cũng phát triển đồng bộ hoàn toàn. Điều này có thể tạm thời làm tăng ma sát hoặc tạo ra các tiếng kêu khi khớp cử động.
- Thiếu vận động hoặc tư thế không đúng: Việc trẻ ít vận động hoặc duy trì tư thế ngồi, nằm sai trong thời gian dài có thể làm giảm sự lưu thông của dịch khớp, khiến khớp kém trơn tru. Khi trẻ bắt đầu cử động trở lại, khớp có thể phát ra tiếng kêu do ma sát.
- Ảnh hưởng của thời tiết: Một số trẻ có thể nhạy cảm hơn với sự thay đổi của thời tiết, đặc biệt là khi trời trở lạnh. Nhiệt độ thấp có thể làm tăng độ nhớt của dịch khớp, khiến khớp vận động kém trơn tru hơn và dễ phát ra tiếng kêu.
2.2. Nhóm nguyên nhân bệnh lý
Nếu xương khớp của bé kêu răng rắc đi kèm với các dấu hiệu bất thường khác như đau nhức, sưng tấy, đỏ, nóng tại khớp, cứng khớp vào buổi sáng, hạn chế vận động hoặc sốt, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý cần được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng: Việc thiếu hụt các vi chất quan trọng như canxi, vitamin D3, K2 và magie ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển xương và sụn khớp, có thể khiến xương yếu và khớp kém linh hoạt, từ đó gây ra tiếng kêu.
- Còi xương và các bệnh loạn sản xương: Trẻ bị còi xương hoặc các bệnh loạn sản xương (ví dụ: loạn sản khớp háng) thường có cấu trúc xương và khớp bất thường, biến dạng, dẫn đến việc các bề mặt khớp va chạm vào nhau khi vận động, gây tiếng kêu và hạn chế chức năng.
- Trật khớp bẩm sinh: Một số trẻ có thể sinh ra với tình trạng khớp bị trật khỏi vị trí tự nhiên (phổ biến là khớp háng). Khi khớp không nằm đúng trong ổ, mỗi cử động có thể tạo ra tiếng kêu rõ ràng kèm theo hạn chế vận động.
»» Có thể bạn chưa biết: Bàn chân bẹt là gì? Nhận biết hình ảnh bàn chân bẹt ở trẻ em và người lớn
Trật khớp háng ở trẻ sơ sinh thường khó phát hiện hơn
- Viêm khớp hoặc bất thường về cấu trúc khớp: Các bệnh lý như viêm khớp tự phát thiếu niên, viêm khớp nhiễm khuẩn, hoặc các bất thường bẩm sinh về cấu trúc sụn/xương khớp có thể gây viêm, đau và khiến khớp phát ra tiếng kêu.
- Tổn thương gân hoặc bao khớp: Khi gân, bao khớp hoặc các mô mềm xung quanh khớp bị viêm nhiễm hoặc tổn thương do hoạt động quá mức, sai tư thế, chúng có thể cọ xát với xương hoặc các cấu trúc khác, gây tiếng kêu.
3. Cha mẹ nên làm gì khi xương khớp của bé kêu răng rắc?
Khi phát hiện xương khớp của bé phát ra tiếng kêu răng rắc, điều quan trọng là cha mẹ cần giữ bình tĩnh và thực hiện các bước theo dõi, chăm sóc đúng cách. Tùy theo mức độ và biểu hiện đi kèm, có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra chuyên sâu.
3.1. Những việc nên làm tại nhà
- Theo dõi biểu hiện: Cha mẹ nên quan sát xem tiếng kêu có đi kèm các dấu hiệu bất thường như sưng, đỏ, đau, cứng khớp hoặc trẻ lười vận động hay không. Nếu chỉ là tiếng kêu nhẹ, không kèm triệu chứng bất thường, nhiều khả năng đây là hiện tượng sinh lý bình thường.
- Massage và hỗ trợ vận động nhẹ nhàng: Xoa bóp nhẹ quanh khu vực khớp, kết hợp với các bài vận động đơn giản sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu và tăng tiết dịch khớp. Điều này giúp khớp vận động linh hoạt hơn và giảm bớt âm thanh phát ra.
- Cho bé phơi nắng và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Ánh nắng sớm giúp bé tổng hợp vitamin D tự nhiên – dưỡng chất quan trọng để hấp thu canxi và phát triển hệ xương. Đồng thời, cha mẹ nên tăng cường thực phẩm giàu canxi, vitamin D3, K2, magie… như sữa, cá hồi, trứng, rau xanh trong chế độ ăn hàng ngày.
Trẻ em cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để có thể phát triển toàn diện
- Sử dụng thực phẩm hỗ trợ nếu có chỉ định: Trong một số trường hợp, trẻ có thể sử dụng thêm các thực phẩm chức năng chứa vi chất giúp hỗ trợ phát triển hệ xương khớp. Việc sử dụng cần có chỉ định rõ ràng từ chuyên gia y tế, không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc hoặc thực phẩm bổ sung.
3.2. Khi nào cần đưa bé đi khám chuyên sâu?
Nếu tiếng kêu ở khớp bé kéo dài nhiều ngày, lặp lại liên tục hoặc kèm theo biểu hiện bất thường, cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế có chuyên khoa Cơ Xương Khớp để được đánh giá đầy đủ.
- Đưa bé đến trung tâm chuyên khoa: Khám chuyên sâu sẽ giúp xác định rõ liệu tiếng kêu khớp là do sinh lý hay có yếu tố bệnh lý tiềm ẩn. Ngoài khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm khớp, X-quang hoặc MRI nếu cần thiết.
- Xét nghiệm vi chất: Trong một số trường hợp, trẻ cần làm xét nghiệm máu để đánh giá mức độ thiếu hụt các vi chất như canxi, vitamin D, magie, kẽm… Đây là cơ sở để bác sĩ lên phác đồ điều trị và tư vấn bổ sung phù hợp.
4. Khám và điều trị chuyên sâu tại MSC Clinic
Khi hiện tượng xương khớp của bé kêu răng rắc kéo dài hoặc đi kèm các dấu hiệu bất thường như đau, sưng, cứng khớp, cha mẹ không nên chủ quan. Lúc này, việc đưa bé đến các cơ sở chuyên sâu để khám và điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết.
MSC Clinic – Phòng khám chuyên về Cơ Xương Khớp là một trong những địa chỉ được nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn nhờ phương pháp điều trị khoa học, quy trình chuyên sâu và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.
4.1. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao
Dẫn đầu chuyên môn tại MSC Clinic là BSCKII Trần Trọng Thắng, người có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ xương khớp và phục hồi chức năng. Bác sĩ Thắng từng là Phó Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội và là Ủy viên Ban chấp hành Hội Chỉnh hình Nhi Hà Nội.
Với bề dày kinh nghiệm trong chẩn đoán – điều trị các bất thường cơ xương khớp ở trẻ em, từ bàn chân bẹt, gù vẹo cột sống đến các dị tật bẩm sinh, bác sĩ Thắng luôn đưa ra phác đồ điều trị cá nhân hóa, khoa học và hiệu quả.
Tận tâm – nhiệt tình – thân thiện là những từ dùng để miêu tả bác sĩ Trần Trọng Thắng – Giám đốc chuyên môn tại MSC Clinic
4.2. Quy trình thăm khám chuyên sâu nhanh chóng
Một trong những ưu điểm nổi bật tại MSC Clinic là quy trình khám nhanh chóng, khoa học và thân thiện với trẻ nhỏ:
- Thủ tục đơn giản, không phải chờ lâu giúp cha mẹ tiết kiệm thời gian, bé không bị mệt mỏi khi đi khám.
- Bác sĩ lắng nghe tỉ mỉ, ghi nhận chi tiết các triệu chứng, hành vi vận động và mong muốn của phụ huynh trước khi xây dựng kế hoạch điều trị.
Đặc biệt, khám tổng quát cấu trúc khớp, dáng đi, chức năng vận động sẽ được thực hiện với các thiết bị hỗ trợ hiện đại, đảm bảo độ chính xác cao.
»» Chuyên gia giải đáp: Bé bị bàn chân bẹt có sao không?
Thăm khám chuyên sâu để có những phác đồ điều trị phù hợp nhất cho tình trạng của trẻ
4.3. Môi trường thân thiện, giảm áp lực tâm lý cho trẻ
Hiểu được tâm lý e ngại, lo lắng khi đi khám bệnh ở trẻ nhỏ, MSC Clinic chú trọng tạo dựng không gian khám và điều trị thoải mái, gần gũi như ở nhà:
- Phòng khám thiết kế hiện đại, sạch sẽ, giúp trẻ không cảm thấy sợ hãi khi vào viện.
- Kỹ thuật viên và bác sĩ luôn đồng hành, tạo bầu không khi vui vẻ thoải mái trong suốt quá trình điều trị giúp trẻ giảm căng thẳng, nâng cao hiệu quả trị liệu.
- Mỗi buổi trị liệu như một trò chơi vận động nhẹ nhàng, giúp trẻ hợp tác tự nhiên.
Hình ảnh bé N.Q.T.K trong một buổi điều trị cùng kỹ thuật viên tại MSC Clinic
Hình ảnh em bé vui vẻ chơi đùa cùng điều dưỡng tại MSC Clinic
Xương khớp của bé kêu răng rắc là một tình trạng khá phổ biến và phần lớn mang tính sinh lý. Tuy nhiên, cha mẹ không nên chủ quan mà cần theo dõi sát sao các dấu hiệu bất thường đi kèm như đau, sưng, cứng khớp hay dáng đi lệch để kịp thời đưa trẻ đi thăm khám. Nếu cần tư vấn chuyên sâu hoặc phát hiện dấu hiệu bất thường về vận động, cha mẹ nên đưa bé đến MSC Clinic để được thăm khám chi tiết và can thiệp kịp thời, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và vững vàng ngay từ những bước đầu đời.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA MSC
- Hotline: 0975 576 376
- Địa chỉ: TT20-21-22, 204 Nguyễn Tuân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
- Fanpage: https://www.facebook.com/mscclinicvn
- Website: https://mscclinic.vn/
> Nguồn tham khảo:
1. Knee “crunching” sound generally (Dec 2013) by Shawn Bishop.
2. Joint Noises (Apr 2025) by Alexandra Villa-Forte.
3. Why do my bones crack so much? (Feb 2023) by Angelica Balingit
https://www.healthline.com/health/bone-health/why-do-my-bones-crack-so-much
source https://mscclinic.vn/xuong-khop-cua-be-keu-rang-rac/
Comments
Post a Comment